Hướng dẫn viết bài văn thuyết minh về cây bút bi có sử dụng biện pháp nghệ thuật mà beyu.com.vn mang đến cho các em chắc chắn là một nguồn tài liệu hữu ích. Tham khảo các bài viết các em học sinh có thể tự tích lũy cho mình thêm vốn từ cũng như kiến thức về đối tượng thuyết minh là chiếc bút bi thật chính xác.
Đang xem: Thuyết minh về cây bút bi lớp 9 tự thuật
Hình ảnh chiếc bút bi là một hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta, thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ được chức năng, đặc điểm cấu tạo của bút bi để có thể thuyết minh về nó. Hãy cùng tham khảo các bài văn mẫu dưới đây để hoàn thành tốt bài văn của mình.
Nội dung bài viết
Thuyết minh về cây bút bi có sử dụng biện pháp nghệ thuật – Bài làm 1
Trong suốt một quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và tất cả những vật dụng dó luôn là người bạn thân không thể thiếu được đối với học sinh. Trong đó không thể không nói đến cây bút bi.
Khi học sinh cần phải ghi chép lại rất nhiều kiến thức mà thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này cho nên chiếc bút bi chính là cứu cánh để giúp cho học sinh có được viết được nhanh mà sạch đẹp.
Nói về nguồn gốc của chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Có thể nói điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút bi này là vì những cây bút máy luôn gây cho ông biết bao nhiêu phiền toái. Đó là hay làm rách giấy, phải bơm mực thường xuyên và lại còn hay bị hư hỏng, dây mực ra. Sự kiện vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Và cũng từ đây thì bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy nhiên, dẫu có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Hình ảnh chiếc bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, cũng được coi như là ngòi bút. Khi chúng ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh không giống như bút mực nên rất thuận lợi cho người sử dụng.
Bạn có biết được rằng đối với các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Thực sự cũng giống như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực thì người sử dụng lại vứt bỏ bút đi nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, những chiếc bút xoay, bút hai màu, ba màu… Cho dù có đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng một cách tốt nhất. Bút không chỉ thuận lợi mà còn mang tính thẩm mỹ đúng với sở thích của người tiêu dùng.
Xem thêm: Một Bếp Ăn Dự Trữ Gạo Đủ Cho 120 Người Ăn Trong 20 Ngày Thực Tế Đã Có 150 Người Ăn
Thoạt nhìn ta sẽ nhận thấy được hình ảnh cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng trông rất đẹp. Nếu như chúng ta ngắm nhìn bút, người ta biết được phần nào về đẳng cấp của người sử dụng. Thế nhưng nhìn nét chữ thì mới đoán được tính cách hay trình độ của nhau. Từ những điều này chúng ta hãy luôn luôn trân trọng cây bút của mình.
Không sai chút nào khi nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay, thì trung bình cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới. Từ chính con số này cũng đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khi khoa học ngày càng tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện, thế nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi rất nhiều.
Mỗi khi chúng ta cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Và hãy luôn trân trọng những gì mà cây bút bi này giúp cho chúng ta có thể lĩnh hội tri thức một cách thuận tiện nhất.
Thuyết minh về cây bút bi
Thuyết minh về cây bút bi có sử dụng biện pháp nghệ thuật – Bài làm 2
Bút bi là một vật dụng gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết trong đời sống con người. Bút bi không thể thiếu đối với những bạn học sinh đang ngày ngày cắp sách đến trường.
Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút ra đời. Từ xa xưa, ông cha ta thường dùng bút lông để viết rất bất tiện khi phải mài mực, chấm mực thường xuyên. Sau đó chiếc bút máy ra đời với nhiều ưu điểm hơn hẳn. Người sáng chế ra chiếc bút bi là một nhà báo người Hung-ga-ri tên là Bi-rô. Điều thôi thúc ông sáng chế ra chiếc bút bi là để thuận lợi cho công việc làm báo của mình vì bút máy làm giấy nhoè mực. Bi-rô nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Từ khi ra đời đến nay, chiếc bút bi luôn tục được cải biến để phù hợp hơn với người dùng và trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi du nhập vào nước ta từ thế kỉ XX.
Chiếc bút bi có rất nhiều chủng loại phong phú và đa dạng nhưng phổ biến nhất là loại có nắp đậy và loại nút bấm. Nhưng dù là loại nào thì về cơ bản bút bi cũng có hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng với hình dạng, màu sắc rất phong phú nhưng đa phần là màu trong suốt để người viết nhìn thấy ruột bút bên trong. Vỏ bút có độ dài từ 14 đến 15 cm, hình thụ và thon dần về phía đầu bút. Vỏ bút có loại bề mặt trơn nhẵn, chỗ cầm để viết có khứa thành các rãnh ngang hoặc được lắp một lớp cao su để không bị trơn tay khi viết. Có loại có hình lục giác hoặc bát giác đều. Để góp phần làm cho chiếc bút bi đẹp hơn các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, màu sắc và các hoa văn trang trí để thu hút khách hàng. Với chiếc bút bi đậy nắp, vỏ bút thường có cấu tạo đơn giản. Vỏ bọc thường bằng nhựa hình trụ, chỗ tiếp giáp với tay người viết thường làm bằng cao su mềm hoặc rãnh mềm, tạo ma sát giúp việc cầm bút dễ dàng hơn. Nắp đậy ôm khít vào ngòi bút, ở đỉnh nắp có gắn một con chíp nhỏ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Nắp đậy còn có khuy cài để cài bút vào vở, sách, túi để bút không bị rơi. Riêng với loại bút có nút bấm thì phần đầu của bút bi gắn liền với bộ phận ruột bút bên trong gọi là lẫy bút. Khi viết, ấn vào phía đầu trên của bút bi thì ngòi bút sẽ ra, không muốn viết nữa thì ấn vào cái lẫy để ngòi bút thụt vào.
Bộ phận quan trọng nhất của chiếc bút bi là ruột bút. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, dài từ 10 đến 12 cm, dùng để đựng mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường ruột bút có màu trong suốt để người viết có thể biết còn bao nhiêu lượng mực bên trong. Có những loại ốn mực không trong suốt mà có màu trắng sứ với những đường kẻ màu bên trên để giúp người viết nhận diện được màu mực bên trong. Gắn với ống mực là ngòi bút. Đầu ngòi bút có gắn một viên bi nhỏ tầm 0,7 đến 1mm. Viên bi nhỏ đó có khả năng chuyển động đều, tạo ra khe hở cho mực thoát ra ngoài. Một số loại bút có phần lò xo nhỏ làm bằng kim loại hình xoắn ốc. Lò xo này kết hợp với đầu bấm ở cuối than bút và hai gờ nhỏ trên ruột bút để điều khiển ngòi bút lộ ra hay thụt vào trong vỏ. Bút bi có nhiều loại mực: mực nước, mực khô, mực nhũ, mực dạ quang,… kiểu dáng ngày càng đẹp. Có chiếc bút có nhiều ngòi với nhiều màu khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, tím, hồng… rất tiện lợi cho người sử dụng. Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút, như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời.