Chụp ảnh thiếu sáng nhưng vẫn sở hữu những bức hình tuyệt đẹp là do những người thợ chụp ảnh biết những nguyên tắc, những mẹo hay để biến điều khó khăn trở thành những tác phẩm nghệ thuật. 3 kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng sau đây mà beyu.com.vn giới thiệu sẽ là những gợi ý tuyệt vời giúp bạn làm nên điều này.

Đang xem: Chụp ảnh trong phòng thiếu sáng

*

Bức ảnh thiếu sáng nếu biết cách điều chỉnh sẽ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời

1. Điều chỉnh ISO của máy

ISO là độ nhạy của máy ảnh nói cách khác nó dùng để nói về độ sáng của máy. ISO được đo bằng các chỉ số cụ thể ví dụ 80, 100, 200, 400… Số càng cao, máy ảnh càng nhiều ánh sáng.

Lượng ánh sáng của ảnh tỷ lệ thuận với số của ISO. Ví dụ ở giá trị ISO 200 ảnh chụp nhận được lượng ánh sáng nhiều hơn gấp đôi so với ISO 100. Trong một môi trường có ánh sáng yếu, bạn nên điều chỉnh chỉ số ISO.

Chọn chỉ số ISO cao mặc dù giúp hình ảnh nhận thêm được nhiều ánh sáng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, đó là một hạn chế của kỹ thuật này. Máy ảnh với ISO cao hơn sẽ tạo ra độ nhiễu hạt lớn hơn trên ảnh so với ISO thấp.

Như vậy để có ánh sáng phù hợp và có một nước ảnh đẹp bạn sẽ phải kiểm tra và lựa chọn giá ISO lý tưởng cho máy ảnh để có thể nắm bắt được chủ đề của bức ảnh, đồng thời duy trì được chất lượng hình ảnh tốt.

*

ISO là một tính năng của máy ảnh chứ không phải của ống kính

2. Sử dụng khẩu độ lớn

Khẩu độ – Aperture là độ mở của ống kính nó cho phép ánh sáng đi vào máy ảnh. Kích thước khẩu độ được thể hiện qua các giá trị f-stop: 1.4, f / 1.8, f / 2.2, f / 2.8…. Số f càng nhỏ bao nhiêu thì khẩu độ càng mở rộng và ánh sáng càng nhận được nhiều.

Lượng ánh sáng khi chụp sẽ gấp đôi nếu như bạn sử dụng độ khẩu lớn, ví dụ: Tại f / 1.4, bạn có thể có ánh sáng nhiều hơn 8 lần so với ở f/4.0. Như vậy, nếu khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu bạn nên sử dụng một khẩu độ lớn hơn (giá trị nhỏ hơn) để nắm bắt đối tượng chụp một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Tuy nhiên độ mở ống kính đi kèm với những hạn chế riêng của nó. Nếu độ khẩu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh cũng như độ sắc nét hay khả năng hiển thị rõ ràng của các đối tượng trong hình ảnh.

Chính vì vậy khi điều chỉnh số liệu này bạn sẽ phải kiểm tra và chọn lựa kích thước khẩu độ lý tưởng sao cho có thể nắm bắt được chủ thể của bạn với ánh sáng tối ưu, giữ nó được sắc nét.

*

Khẩu độ là một tính năng của ống kính, không phải là của máy ảnh

3. Sử dụng tốc độ màn trập chậm

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian camera mở để nắm bắt ánh sáng trong nhiếp ảnh. Tốc độ này được tính bằng giây. Ví dụ, tốc độ màn trập 1/200 đồng nghĩa với số giây là 0,02. Đây cũng được gọi là “thời gian phơi sáng” vì đó là khoảng thời gian mà cảm biến tiếp xúc với ánh sáng. Giá trị càng cao thời gian màn trập máy ảnh mở càng lâu và do đó, cảm biến nhận được nhiều ánh sáng hơn khi chụp.

Tại giá trị mà bạn chọn tốc độ màn trập ½ giây nhận lượng ánh sáng nhiều gấp đôi so với ở tốc độ 1/4 giây. Trong trường hợp thiếu ánh sáng, bạn nên chọn tốc độ màn trập chậm.

Tuy vậy tốc độ màn trập chậm có cũng có hạn chế bởi liên quan đến sự chuyển động của các đối tượng trong ảnh. Nếu bạn muốn đóng băng chuyển động của các đối tượng bạn nên sử dụng tốc độ màn trập cao khoảng 1/250, 1/500, 1/1000… Nếu muốn chụp đối tượng với một vệt mờ phía sau bạn nên sử dụng tốc độ màn trập 1/8, 1/4, ½,… Vì vậy bạn nên lựa chọn tốc độ màn trập lý tưởng mà ở đó có thể nắm bắt được đối tượng với ánh sáng tối ưu, đóng băng hoặc làm mờ chuyển động của nó.

Xem thêm: Và Anh Sẽ Quên Hết Những Bài Tình Ca Viết Riêng Tặng Em, Một Thời Đã Xa

*

Hình ảnh khác nhau khi màn trập mở và đóng

3 kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng vừa nêu trên có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vấn đề là bạn phải biết phát huy những ưu điểm của nó và hạn chế nhược điểm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng, vàhọc chụp hìnhmột cách bài bảntừ đó tạo nên những bức ảnh sắc nét và chất lượng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *